NÚT ÁO & GIA TÀI TRIỆU ĐÔ

Thứ sáu, 28/12/2012, 07:30 GMT+7

(Doanh Nhân) Ông Tôn Thạnh Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Nút áo Tôn Văn, khởi nghiệp giản dị như nhiều người khác: vì muốn thoát khỏi cái nghèo. Nhưng vì sao những nút áo lại giúp ông có được sản nghiệp triệu đô lại là câu chuyện khiến người ta háo hức.

Sau 15 năm, Tôn Văn đã trở thành địa chỉ cung cấp sản phẩm nút áo xà cừ quen thuộc của nhiều thương hiệu lớn trong làng thời trang trên thế giới. Doanh số mỗi năm của Tôn Văn là 1,5 triệu USD, giá trung bình của một chiếc nút áo là 1.000 đồng. Làm một phép tính đơn giản có thể hình dung được số lượng nút áo xà cừ mà Tôn Văn đưa ra thị trường thế giới. Ít ai ngờ , người đứng đầu doanh nghiệp và say sưa với những chiếc nút áo ấy xuất thân lại là một kỹ sư thuỷ lợi, điều này cũng bất ngờ luôn với chính bản thân ông.

“Đúng là không tưởng tượng ra thật. Tốt nghiệp đại học rồi đi làm nhà nước, lương bổng ít ỏi nên tôi chỉ có một ước mơ lớn nhất là đi làm cho nước ngoài để kiếm được đồng lương kha khá thôi, chẳng bao giờ nghĩ mình có thể đứng trong lĩnh vực sản xuất và đến nay được đánh giá là nhất nhì trong lĩnh vực nút áo xà cừ”.

TÍNH THEO KIỂU NHÀ NGHÈO

Câu đầu tiên tôi rất muốn hỏi, điều gì đã thôi thúc ông gây dựng sự nghiệp riêng?

Ngay sau khi tốt nghiệp , điều tôi nghĩ nhiều nhất là phải làm điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời và cũng là để trả nợ những gì mà cuộc đời đem đến cho tôi. Và muốn trả được nhiều thì phải làm chủ . Một điều quan trọng khác là sự tự ái dân tộc. Khi làm ở doanh nghiệp nước ngoài, tôi luôn nghĩ, ví sao họ làm được mà mình lại không làm được. Mình lại là người ham kỹ thuật nên thấy người ta làm thành công cũng cố gắng làm cho bằng được mới thôi.

Nhưng tại sao lại là nút áo, thứ có lẽ hoàn toàn xa lạ với chuyên môn và sự quan tâm của chính ông?

Chính cái duyên đã đưa đẩy tôi đến với hạt nút, rồi sau đó say sưa với nó . Giai đoạn đầu mới bắt tay vào làm cũng hỏng liên tục, nhưng bởi say sưa nên mình vẫn ráng nghe người ta chê, sẵn sàng bỏ đi làm lại. Tôi rất khoái khi người ta chê, chê đến đâu mình sửa đến đó, cho đến khi không còn chỗ để họ chê nữa, đó là lúc Tôn Văn có những sản phẩm hoàn thiện và được thị trường đón nhận.

Và ông mất bao lâu để có được những sản phẩm hoàn thiện ?

Lúc khởi nghiệp, tôi nghĩ khoảng 5 năm là tôi sẽ làm chủ được tất cả công nghệ này, nhưng ra làm thực tế thì 10 năm vẫn không thấy đủ, đến nay là 15 năm rồi vẫn còn có những thách thức, nhưng được cái là mình đã tự tin lên nhiều.

Đâu là những thách thức lớn nhất đối với một doanh nghiệp làm nút áo xuất khẩu như Tôn Văn, thưa ông ?

Thách thức lớn nhất vẫn là về kỹ thuật. Mẫu mã ngành thời trang thì liên tục thay đổi theo mùa nên mình cũng phải thường xuyên thay đổi để đáp ứng. Mình phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi họ có phương tiện kỹ thuật hiện đại, có mẫu nào mới chỉ cần đưa vào máy là xong . Còn mình thì không có máy laser nên phải sáng tạo ra kỹ thuật để bằng một nguyên lý khác vẫn có thể cho ra một sản phẩm với chất lượng không thua kém .

Vậy tại sao ông không đầu tư máy laser, năng suất và độ chính xác chắc chắn sẽ cao hơn ?

Máy laser nguyên chiếc như thế đắt quá, mình nghèo thì phải tính theo kiểu nhà nghèo. Một cái máy laser đắt bằng cả chiếc xe hơi và cả năm lương công nhân chứ chẳng chơi. Làm kỹ thuật thì phải tính toán sao để ít tốn kém hơn mà hiệu quả vẫn tương đương .

Thế có bao giờ ông nghĩ đến việc phải cập nhật công nghệ mới nhất để có thể nhàn được như người ta ?

tonvanshellbuttons.com.vn


Người viết : THU HƯƠNG


Copyright © 2011 Công ty TNHH nút áo Tôn Văn